Đường là một trong những thành phần không thể thiếu khi làm bánh. Không chỉ tạo nên hương vị thơm ngon mà đường còn có vai trò quan trọng trong việc trang trí bánh. Tuy nhiên, khi xem các công thức làm bánh, chắc hẳn bạn sẽ ”choáng váng” bởi có quá nhiều các loại đường mà bạn thì không hề hiểu biết về chúng. Dưới đây, daylambanhngon.com sẽ giúp bạn phân biệt các loại đường trong công thức làm bánh nhé!


Tác dụng của đường đối với bánh ngọt

– Tạo vị ngọt và mùi thơm cho bánh.

– Tạo độ mềm mịn cho kết cấu của bánh.

– Tạo màu sắc vàng đẹp cho vỏ bánh.

– Giữ ẩm cho bánh, giúp bánh giữ được chất lượng lâu hơn.

– Kết hợp với chất béo (bơ, shortening) để làm kem hoặc đánh cùng trứng tạo sự bông mượt.

– Là “thức ăn” cho men.

Phân loại các loại đường 

1. Các loại đường dùng hàng ngày

– Granuted sugar: Tên gọi chung cho các loại đường sử dụng phổ biến hàng ngày.

đường


– Very fine hoặc Ultrafine sugar: Đây là loại đường hạt rất nhỏ, mịn, được dùng để làm các loại bánh dạng bông xốp và cookies – những loại bánh cần hỗn hợp bột đồng nhất và có chứa hàm lượng chất béo cao.

– Sanding sugar hoặc Coarse sugar: Đây là loại đường hạt to hơn, dùng để rắc hoặc bao bên ngoài bánh, cookie, có tác dụng trang trí.

2. Confectioner’s / Powder / Icing sugar (Đường xay)

đường xay

– Cả ba tên gọi trên đều chỉ chung một loại đường, người Việt quen gọi là đường bột. Đúng như tên gọi, loại đường này không có “hạt” mà là ở dạng bột mịn, trắng tinh như bột.

– Loại đường này được sử dụng phổ biến để làm lớp phủ trên mặt bánh bông ban.

3. Brown sugar (Đường nâu)

đường nâu

– Tiếng Việt có thể hiểu nôm là đường nâu. Tuy nhiên cũng có rất nhiều loại đường nâu. Nâu đậm và nâu nhạt (Dark brown sugar – Light brown sugar).

– Có loại đã qua tinh luyện, có loại chưa qua tinh luyện ( unrefined dark brown dugar). Có những công thức yêu cầu cụ thể tên gọi 1 loại đường, ví dụ đường Demerara (đường nâu chưa qua tinh luyện, hạt to, dạng tinh thể, màu nâu nhạt, có nguồn gốc từ vùng Demerara, thường được dùng nhiều khi uống trà hoặc cà phê) hay đường Muscovado ( đường nâu chưa qua tinh luyện, hạt nhỏ, mịn, màu nâu, có vị gần giống mật mía – molasses)

– Đôi khi bạn còn bắt gặp những tên gọi như Firmly packed brown sugar. Thực chất đó là để chỉ cách đong lượng đường. Do điều kiện môi trường mà đường có thể khô hay ẩm và cũng tùy loại đường có độ ẩm ban đầu cao hay thấp. Ở đây ý nói khi lấy đường này, bạn nên nén chặt đường rồi lấy đủ đường đến vạch yêu cầu trên cup là được.

4. các loại si-rô (syrups)

– Syrup là tên gọi chung cho các dạng đường lỏng. Ngoài thành phần là đường và nước hòa tan với nhau thì một số hợp chất khác cũng thêm vào để tạo ra hương vị riêng (chocolate syrup, maple syrup, strawberry, vv…)

– Những loại syrup phổ biến thường dùng khi làm bánh:

– Molasses (mật mía): là sản phẩm còn lại sau khi tất cả đường đã được chiết xuất ra khỏi cây mía. Màu của molasses càng đậm thì mùi vị càng sâu và đậm, thành phần ít đường hơn. Molasses giữ ẩm cho bánh , giữ bánh “tươi” lâu hơn. Loại bánh quy dùng molasses cũng nhanh bị mềm hơn.

– Corn syrup: Có tác dụng tạo độ ẩm và độ mềm cho bánh.

– Honey (mật ong): là loại đường lỏng tự nhiên, có tác dụng giữ ẩm cho bánh và tạo mùi thơm đặc biệt.

– Malt syrup (mạch nha): được sử dụng nhiều khi làm các loại bánh mì có men.

đường phèn

Với những thông tin mà chúng tôi đưa ra, chắc hẳn các bạn đã có thêm những hiểu biết mới về các loại đường trong công thức làm bánh phải không nào. Chúc các bạn thành công!

Liên hệ ngay:
CN1: 145/23 Lê Quang Định, phường 14, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (Gần chợ Bà Chiểu) - 0902 54 54 33 (Thầy Quân)